Thẻ Apec và tổng hợp 15 câu hỏi thường gặp nhất khi xin cấp
Thẻ Apec (viết tắt ABTC) hay còn gọi là thẻ doanh nhân Apec không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế mà còn là tấm danh thiếp danh giá thể hiện bản thân của doanh nhân. Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, Nhị Gia nhận thấy có hàng trăm câu hỏi về thẻ Apec từ phía khách hàng. Dưới đây là tổng hợp 15 câu hỏi phổ biến nhất!
Ai có thể làm thẻ Apec?
Thẻ Apec cấp cho doanh nhân các nước tham gia vào chương trình thẻ đi lại các nước Apec nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi để kinh doanh, hợp tác, thương mại, tham dự hội nghị, hội thảo.
- Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước
- a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; CÔNG BÁO/Số 1107 + 1108/Ngày 09-11-2015 33
- b) Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;
- c) Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, ngân hàng; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp hoặc chi nhánh ngân hàng.
- Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam
- a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty;
- b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;
- c) Kế toán trưởng, Trưởng phòng trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác.
- Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của Apec
- a) Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của Apec;
- b) Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của Apec;
- c) Trưởng đại diện, Phó đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ làm thành viên Apec.
Thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày tại nước nhập cảnh
Thẻ Apec đi được những nước nào?
Sở hữu thẻ Apec, doanh nhân có thể đi lại 19 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, New Zealand, Philippin, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Peru, Chile, Úc, Papua New Guinea, Mexico.
Có thẻ Apec, đi Canada cần xin visa không?
Có thẻ doanh nhân Apec, bạn vẫn phải xin visa Canada nếu muốn nhập cảnh vào nước này. Dù nằm trong khối Apec nhưng Canada và Mỹ không tham gia chương trình thẻ đi lại Apec cho doanh nhân.
Sở hữu thẻ Apec có quyền lợi gì?
Ngoài nhập cảnh không cần xin visa 19 nước, bạn còn có thể xin visa đến các nước phát triển nhu Mỹ, Canada, Anh, Đức… Thậm chí bạn không phải xếp hàng chờ đợi tại cửa khẩu mà có lối VIP riêng và tăng uy tín, thể hiện đẳng cấp của bản thân.
Thủ tục xin cấp thẻ Apec như thế nào?
Để xin cấp thẻ Apec, bạn cần phải tiến hành 2 bước: Nộp hồ sơ xin quyết định đồng ý thẻ của UBND tỉnh/thành phố và nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh để được cấp thẻ.
Yêu cầu hồ sơ xin thẻ Apec gồm những gì?
Yêu cầu giấy tờ trong hồ sơ xin thẻ Apec, bạn có thể xem tại: Xin cấp thẻ Apec cho doanh nhân Việt Nam
Nộp hồ sơ xin thẻ Apec ở đâu?
+ Với doanh nhân các doanh nghiệp khối tư nhân sẽ nộp tại Sở kế hoạch/ sở ngoại vụ/ ban quản lý khu công nghiệp. Tùy thuộc vào từng quy chế cấp thẻ của từng tỉnh thành sẽ quy định thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ.
+ Xin cấp thẻ đi lại Apec tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, từ Đà Nẵng trở vào nộp tại Cục QLXNC TP. HCM và từ Đà Nẵng trở ra ở Cục QLXNC TP. Hà Nội.
Lệ phí làm thẻ Apec là bao nhiêu?
Phí nhà nước làm thẻ doanh nhân Apec là 1,200,000 VNĐ. Ngoài ra còn các chi phí khác khi làm hồ sơ như dịch thuật, sao y, công chứng…
Thời hạn sử dụng thẻ Apec bao lâu?
Thời hạn sử dụng của thẻ Apec là 5 năm.
Thời gian làm thẻ Apec bao lâu?
+ Thời gian xin quyết định đồng ý tại Sở kế hoạch/ sở ngoại vụ/ ban quản lý khu công nghiệp kéo dài từ 2 – 3 tháng.
+ Thời gian xin cấp thẻ đi lại doanh nhân Apec tại Cục QLXNC có thể kéo dài từ 2 – 4 tháng.
Bị mất thẻ Apec phải làm gì?
Khi bị mất thẻ, trong thời hạn kể từ khi phát hiện mất, doanh nhân cần liên hệ với Công an nơi gần nhất làm đơn trình báo với Cục XNC để được cấp lại thẻ mới.
Gần hết hạn thẻ Apec, cần làm gì?
Khi gần hết hạn thẻ Apec, doanh nhân có thể làm thủ tục gia hạn thẻ Apec. Nên chuẩn bị hồ sơ gia hạn trước khoảng 6 tháng để việc sử dụng thẻ không bị gián đoạn.
Dịch vụ cấp mới và cấp lại thẻ Apec tại Công ty Nhị Gia
Sử dụng thẻ Apec miễn visa khi đi du lịch được không?
Tốt nhất, bạn không nên sử dụng thẻ doanh nhân Apec để miễn visa với mục đích du lịch. Nếu lạm dụng sẽ vi phạm quy định về cơ chế sử dụng thẻ Apec.
Đang sở hữu thẻ Apec còn thời hạn sử dụng, nhưng doanh nghiệp đăng ký lúc đầu đã giải thể thì thẻ còn giá trị sử dụng không?
Doanh nghiệp đã giải thể, doanh nhân không còn nhu cầu liên quan đến mục đích giao dịch với các nước trong khối Apec thì việc sử dụng thẻ là không còn hợp lệ.
Dịch vụ làm thẻ Apec ở đâu?
Để tiết kiệm công sức và thời gian đi lại làm thủ tục, doanh nhân có thể sử dụng dịch vụ tại các công ty uy tín. Nhị Gia là một trong những đơn vị hàng đầu hỗ trợ làm thẻ doanh nhân Apec tại Hà Nội và TP HCM. Với 15 năm kinh nghiệm và xử lý thành công hàng ngàn hồ sơ, chúng tôi sẽ giúp doanh nhân nắm trong tay thẻ Apec nhanh chóng và tối ưu chi phí nhất.
Trên đây là toàn bộ 15 câu hỏi thường gặp nhất khi xin cấp thẻ Apec. Bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp ngay, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 6654. Nhị Gia hân hạnh phục vụ bạn!