23 Nov

Dịch vụ chuyển đổi mục đích visa cho người nước ngoài tại TP HCM

Dịch vụ chuyển đổi mục đích visa

Cũng giống như quy định về nhập cảnh cho người nước ngoài. Theo đó, tại Việt Nam, khi người nước ngoài muốn nhập cảnh cũng cần có visa phù hợp với mục đích. Song, câu hỏi được đặt ra “Trong thời gian lưu trú, người nước ngoài có được chuyển đổi mục đích visa hay không?” Cùng tìm câu trả lời qua chia sẻ dưới đây:

Chuyển đổi mục đích visa

Chuyển đổi mục đích visa

Chuyển đổi mục đích visa (thị thực) là gì?

Chuyển đổi mục đích visa (thị thực) là việc chuyển đổi từ loại thị thực có mục đích này sang loại thị thực có mục đích khác. Nhằm đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của người xin chuyển đổi. Cụ thể như bạn có nhu cầu chuyển đổi từ visa du lịch sang visa DN, LĐ (lao động), ĐT (đầu tư), thăm thân (TT). Hoặc chuyển đổi từ mục đích lao động sang thăm thân, đầu tư,…

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng đủ điều kiện để xin chuyển đổi thị thực. Cùng theo dõi các trường hợp được chuyển đổi mục đích thị thực dưới đây. Hoặc liên hệ 1900 6654 để được giải đáp thắc theo trường hợp cụ thể.

Các trường hợp được chuyển đổi mục đích visa Việt Nam theo quy định mới

Trước đây, theo luật quy định “Thị thực có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích”. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2020 tại khoản 4 Điều 7 Luật số 51/2019/QH14 đã sửa đổi, điều chỉnh trường hợp chuyển đổi mục đích. Cụ thể:

  1. Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  2. Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
  3. Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động. Hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
  4. Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động. Hoặc xác nhận không thuộc diện cp giy phép lao động theo quy đnh của pháp luật về lao động.

Điều kiện để được chuyển đổi mục đích visa Việt Nam

Căn cứ vào 4 trường hợp cụ thể trên, về điều kiện để được chuyển đổi mục đích visa theo đúng quy định như sau:

Trường hợp 1: Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư. Hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Nếu người nước ngoài đang sở hữu visa du lịch (DL), visa thăm thân (TT), visa lao động (LĐ, LĐ1, LĐ2), visa doanh nghiệp (DN, DN1,DN2),… Được phép chuyển đổi mục đích thị thực visa theo vị trí và vai trò hiện tại. Khi chứng minh được bản thân có giấy tờ hợp pháp mình là chủ đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Trường hợp 2: Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh. 

Cá nhân mời/bảo lãnh chính cụ thể là người Việt hoặc người nước ngoài đang sở hữu visa Việt Nam hợp pháp sẽ được chuyển đổi mục đích thị thực cho thân nhân của mình theo quy định của Pháp luật.

Trường hợp 3: Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động. Hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động. 

Người nước ngoài được công ty mời/bảo lãnh vào làm việc tại Việt Nam. Và sở hữu visa có ký hiệu DN1, DN2 thì sẽ được xem xét và chuyển đổi mục đích thị thực visa sang LĐ1, LĐ2 phù hợp với mục đích, vị trí hiện tại. Đối với trường hợp không có giấy phép lao động hoặc được miễn giấy phép lao động.

Trường hợp 4: Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động. Hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.  

Đối với trường hợp này, công dân của 80 quốc gia/vùng lãnh thổ sau khi nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa điện tử. Đồng thời chứng minh được mình có giấy phép lao động hoặc thuộc diện miễn giấy phép lao động sẽ được xem xét chuyển đổi mục đích. Từ thị thực điện tử sang visa lao động được ghi rõ ký hiệu LĐ1, LĐ2.

Như vậy, để linh hoạt và phù hợp theo nhu cầu hay mục đích của người sử dụng. Pháp luật Việt Nam cho phép chuyển đổi mục đích visa theo từng trường hợp cụ thể. Thị thực mới được cấp sẽ có đầy đủ ký hiệu, thời hạn và mục đích cụ thể sau khi chuyển đổi.

Dịch vụ chuyển đổi mục đích visa cho người nước ngoài tại TP HCM

Thời điểm hiện tại, không ít trường hợp người nước ngoài bị mắc kẹt lại do ảnh hưởng bởi đại dịch kéo dài. Theo đó, nhu cầu chuyển đổi mục đích visa tăng cao. Song, việc chuyển đổi mục đích visa cho người nước ngoài đòi hỏi phải am hiểu những quy định của pháp luật.  Và các quy định về thủ tục  của cơ quan chức năng thường xuyên thay đổi.

Dịch vụ chuyển đổi mục đích visa

Dịch vụ chuyển đổi mục đích visa

Theo đó, quá trình tự thực hiên thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Như vậy, nếu người nước ngoài có nhu cầu chuyển đổi mục đích visa nhanh chóng vui lòng liên hệ Nhị Gia để được hỗ trợ kịp thời.

Lợi ích sử dung dịch vụ chuyển đổi mục đích visa Việt Nam tại Nhị Gia:

  • 100% miễn phí tư vấn các vấn đề về liên quan đến việc chuyển đổi mục đích visa;
  • Hỗ trợ mọi thủ tục hồ sơ tận tình, chuẩn xác;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại Cục xuất nhập cảnh;
  • Theo dõi hồ sơ, nhận kết quả và giao tận tay khách hàng;
  • Hỗ trợ xử lý trường hợp hồ sơ đặc biệt, hồ sơ khó;
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức;
  • Cam kết bảo mật thông tin khách hàng.

Để tìm hiểu chi tiết vè dịch vụ và thủ tục chuyển đổi. Vui lòng liên hệ 1900 6654 hoặc 0906 736 788. Chuyên gia tại Nhị Gia trực tiếp tư vấn và giải đáp thắc mắc!

11 Nov

HOT: Chuyên gia khuyến nghị giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Chuyên gia khuyến khách giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Việt Nam đã công nhận hộ chiếu vaccine 72 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đồng thời, Chính phủ chính thức phê duyệt lộ trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam theo 3 giai đoạn. Tuy nhiên, về vấn đề thực hiện cách ly 7 ngày đối với khách du lịch đã gây ra nhiều tranh cãi. 

Do đó, chuyên gia khuyến nghị và đề xuất giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế. Chi tiết được Nhị Gia tổng hợp và cập nhật dưới đây:

Tranh cãi về quy định thực hiện cách ly 7 ngày trong thời kỳ bình thường mới

Theo đó, mới đây các chuyên gia hàng không và y tế cho rằng thời gian cách ly 7 ngày đối với hành khách nước ngoài vào Việt Nam trên các chuyến bay thương mại là quá dài. Và việc thận trọng quá mức này sẽ cản trở sự hồi sinh của ngành du lịch Việt.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đang trong thời gian chờ Chính phủ phê duyệt để nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế theo 4 giai đoạn. Theo kế hoạch của hãng, du khách của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao. Và đã được tiêm phòng đầy đủ sẽ phải trải qua thời gian cách ly 7 ngày tại các cơ sở trả phí khi đến nơi.

Tranh cãi quy định cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh

Tranh cãi quy định cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh

Tranh cãi lớn của người Việt đang định cư tại nước ngoài. Và người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam trong thời kỳ bình thường mới như sau:

  • Sẽ không ai thích/chấp nhận ở 1 tuần trong phòng khách sạn khi họ đi du lịch;
  • Tiêm chủng + Du lịch trọn gói + Kiểm dịch nhưng vẫn phải cách ly 7 ngày?
  • Mối quan tâm lớn nhất phần lớn Việt Kiều là thời gian cách ly bảy ngày. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ bị giảm mất 1 tuần trong kế hoạch về nước.

Vấn đề lớn nhất của du lịch Việt Nam chính là thời gian cách ly. Đây được xem là tranh cãi lớn nhất từ người nước ngoài trong thời gian qua.

Chuyên gia khuyến nghị giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Phát biểu và đề xuất về rút ngắn thời gian cách ly của chuyên gia

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

Tại hội thảo về nối lại các chuyến bay quốc tế 10/11, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đề xuất:

  • Rút ngắn thời gian cách ly xuống còn ba ngày;
  • Hoặc du khách lưu trú tại các khách sạn được chỉ định chỉ 1 ngày. Và cho phép họ đi lại tự do nếu xét nghiệm âm tính với SARV-COV-2.

Phát biểu của Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam: “Chúng ta cần nghiên cứu việc rút ngắn thời gian cách ly đối với hành khách nước ngoài để Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội trong cuộc đua mở cửa trở lại du lịch quốc tế và trở thành điểm đến hấp dẫn”.

Chuyên gia khuyến khách giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Chuyên gia khuyến khách giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế dự phòng

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế dự phòng cũng cho hay, thời thời hạn cách ly 7 ngày. Đối với du khách nước ngoài nhập cảnh đã được tiêm phòng đầy đủ. Điều này được xem là “quá thận trọng” so với các nước trong khu vực. Và quy định này sẽ phần nào cản trở sự hồi sinh của du lịch trong nước.

Đồng thời đề xuất rằng quy tắc cách ly tập trung 7 ngày được rút ngắn vì các quốc gia láng giềng đã mở cửa trở lại với khách du lịch nước ngoài. Và nên có các quy định về kiểm dịch/y tế được nới lỏng hơn.

Đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines

Thêm đó, đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, cũng đề xuất:

  • Miễn kiểm dịch đối với du khách đã được tiêm phòng đầy đủ đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ kiểm soát tốt dịch bệnh và có tỷ lệ tiêm phòng cao;
  • Hoặc rút ngắn thời gian cách ly xuống 1 ngày.

Chính sách mở cửa để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì quy định hiện hành nên được thay đổi. Việc mở lại các chuyến bay quốc tế, điều chỉnh thời gian cách ly là cần thiết để phục hồi du lịch, đầu tư và thương mại.

“Với tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng và khả năng xét nghiệm cao. Không phải lo lắng về quá tải hệ thống y tế địa phương khi đón khách nước ngoài trở lại” nguyên phát biểu.

Góc nhìn chung từ chuyên gia về vấn đề trên

Hiện nay, các tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh. Điểm đến có nhiều điểm nóng du lịch, đã được bật đèn xanh để chào đón du khách nước ngoài. Đây cũng như một phần trong lộ trình từng bước nối lại du lịch quốc tế.

Vấn đề chung về thời gian cách ly đối với người nhập cảnh

Vấn đề chung về thời gian cách ly đối với người nhập cảnh

Việt Nam tạm thời công nhận nhận hộ chiếu vaccine Covid-19 cho 72 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đồng thời, triển khai và xúc tiến công nhận đối với 80 quốc gia khác. Mỹ, Anh, Nhật Bản và Belarus công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam.

Xem ngay:

Như vậy, các khuyến nghị về giảm thời gian cách ly đối với người nhập cảnh là đề xuất đang cân nhắc và phù hợp. Trên đây là thông tin được tổng hợp và cập nhật bởi Nhị Gia. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp. Hoặc có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam vui lòng liên hệ: 1900 6654 – 0906 736 788 hoặc tư vấn trực tiếp tại đây!

Nguồn: Vnexpress

09 Nov

Nhật Bản tiếp nhận lại lao động Việt Nam từ 8/11

Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam 8-11

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức tiếp nhận hồ sơ người lao động nước ngoài từ 8/11. Đối tượng thuộc diện ưu tiên nhập cảnh trong đó có thực tập sinh và lao động Việt Nam. Chính sách “tiếp nhận lại lao động” của Nhật sẽ đi kèm các điều kiện về tiêm vaccine và cách ly.

Nhật Bản tiếp nhận lại lao động Việt Nam từ 8/11

Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thông tin chính thức. Nhật Bản cho phép nới lỏng nhập cảnh cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên. Phù hợp chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ Nhật sau ảnh hưởng của đại dịch. Trong đó có thực tập sinh và lao động Việt Nam.

Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam 8-11

Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam 8-11

Hồ sơ đăng ký được tiếp nhận bắt đầu từ 8.11 (8 giờ sáng theo giờ Việt Nam). Sau khi nhập cảnh, doanh nghiệp bảo lãnh và nghiệp đoàn quản lý sẽ có trách nhiệm quản lý hoạt động đi lại của thực tập sinh.

Đây chính là tin vui đối với lao động Việt Nam đang có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản. Thủ tục yêu cầu đang được cơ quan chức năng của Nhật Bản khẩn trương hoàn thiện.

Theo dõi Nhị Gia để cập nhật thủ tục hồ sơ theo yêu cầu. Hoặc iên hệ 1900 6654 – 0906 736 788 để được giải đáp và hỗ trợ tư vấn!

Chính sách phòng dịch mới theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản

Chính sách tiếp nhận lao động của Nhật Bản sẽ đi kèm các điều kiện về tiêm vaccine và cách ly. Cụ thể về chính sách phòng dịch mới theo thông báo của Chính Phủ Nhật Bản:

Chính sách tiếp nhận lại lao động Việt của Nhật Bản

Chính sách tiếp nhận lại lao động Việt của Nhật Bản

  1. Đối với người đã được phòng ngừa đủ 2 mũi tiêm (ít nhất sau 14 ngày) bằng một trong 3 loại vắc xin đã được phê duyệt ở Nhật Bản. Và có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh. Thời gian cách ly tại nhà đã được rút ngắn xuống còn 3 ngày sau khi nhập cảnh.
  2. Đối với những người chưa tiêm phòng đầy đủ. Hoặc tiêm bằng các loại vắc xin khác thì ngoài việc có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính 72 giờ trước khi nhập cảnh thì vẫn phải cách ly tại nhà 14 ngày sau khi nhập cảnh (có thể xét nghiệm sau 10 ngày âm tính thì được kết thúc thời gian cách ly).

Sau thời gian cách ly có kết quả xét nghiệm PCR âm tính thì sẽ được di chuyển tới nơi làm việc dưới sự giám sát của đơn vị sử dụng lao động. Và nghiệp đoàn quản lý về hành vi sử dụng phương tiện công cộng, ra ngoài, ăn uống bên ngoài. Đồng thời làm việc theo kế hoạch đã được đăng ký với cơ quan chức năng của Nhật Bản thì mới được chấp nhận nhập cảnh.

Chia sẻ kinh nghiệm cho người lao động Việt đang có nhu cầu làm việc tại Nhật

Kinh nghiệm cho người lao động Việt Nam có nhu cầu nhập cảnh Nhật

Kinh nghiệm cho người lao động Việt Nam có nhu cầu nhập cảnh Nhật

Nhóm đã trúng tuyển chính thức và chờ ngày xuất cảnh

Người lao động cần tiếp tục duy trì việc học tiếng Nhật. Và tìm cách tiếp cận các chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 sớm nhất. Nhật Bản khuyến khích người nhập cảnh tiêm đủ vaccine Covid-19.

Việc tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trước khi nhập cảnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người lao động và giảm chi phí phát sinh khi nhập cảnh. Đồng thời, với người Việt có hộ chiếu vaccine khi nhập cảnh cũng sẽ tiết kiệm được thời gian khi làm các thủ tục khác.

Nhóm đang tham gia học tập và chuẩn bị phỏng vấn

Người lao động cần tranh thủ tận dụng những lợi thế linh hoạt theo hình thức phỏng vấn online. Đăng ký tiêm vaccine trước khi chính sách mở của hoàn toàn. Và liên hệ đơn vị uy tín để được hỗ trợ xin visa Nhật Bản nhanh chóng.

Thông tin liên hệ hỗ trợ 24/7 cho khách hàng: 1900 6654 – 0906 736 788!

Nhóm đang có ý định tham gia chương trình đi làm việc nước ngoài

Tìm hiểu kỹ thông tin, chương trình phù hợp tại Nhật Bản. Tránh để các đối tượng xấu lợi dụng, gây khó khăn.

Nhị Gia sẽ cập nhật thông báo về các quy định xuất/nhập cảnh mới nhất. Đồng thời, cập nhật thủ tục về việc xin cấp visa Nhật Bản. Và các đường bay thương mại theo lộ trình để khách hàng theo dõi. Theo dõi thông tin tại đây hoặc liên hệ 1900 6654 để được hỗ trợ kịp thời!

Nguồn: Tổng hợp

03 Nov

Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn HPH/CNLS

Nhị Gia cập nhật danh sách Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa chứng nhận lãnh sự (HPH/CNLS). Hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết và hướng dẫn áp dụng miễn( HPH/CNLS: 

STT Tên nước Loại giấy tờ Cơ quan cấp  Cơ sở miễn HPH/CNLS Hướng dẫn áp dụng
1 Cộng hòa Áp-ga-ni-xtan Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự Cơ quan đại diện của nước này tại nước kia Điều 36 Hiệp định Lãnh sự với Áp-ga-ni-xtan năm 1987 Được miễn HPH/CNLS
2 Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân 2.1. Các giấy tờ, tài liệu dùng trong mục đích TTTP về hình sự Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 10 HĐTTTP về hình sự ngày 14/4/2010 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định
2.2. Các giấy tờ dân sự, thương mại có chữ ký và con dấu chính thức của CQ có thẩm quyền cấp Các cơ quan có thẩm quyền Điều 5 HĐTTTP trong lĩnh vực dân sự và thương mại năm 2010 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định
3 Cộng hòa Ba Lan 3.1. Các loại giấy tờ lao động (Điều 1.3), dân sự, gia đình, hình sự được cơ quan có thẩm quyền lập, chứng thực Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 14 và 15 HĐTTTP năm 1993 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Hiệp định
3.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 34 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
4 Cộng hòa Bun-ga-ri 4.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 12 HĐTTTP năm 1986 Được miễn HPH/CNLS
4.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 33 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
5 Cộng hòa Bê-la-rút 5.1. Các loại giấy tờ dân sự (thương mại), gia đình, lao động, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều 11 HĐTTTP năm 2000 Được miễn HPH/CNLS
5.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 13 HĐLS năm 2008 Được miễn HPH/CNLS
6 Vương quốc Cam-pu-chia 6.1.Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cam-pu-chia Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 Được miễn HPH
6.2.Các giấy tờ, tài liệu công dùng cho mục đích TTTP về dân sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai bên Điều 11 HĐTTTP về dân sự năm 2013 Được miễn HPH, Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu chuyển giao qua kênh liên lạc theo quy định của Hiệp định
6.3.Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 41 HĐLS năm 1997 với Cam-pu-chia Được miễn HPH/CNLS
7 Cộng hòa Ca-dắc-xtan Bản án, quyết định của Tòa án, hoặc trích lục bản án, quyết định của Tòa án hoặc các tài liệu cần thiết khác có liên quan đến hộ tịch của công dân Bên ký kết Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều 14 HĐTTTP về dân sự năm 2011 Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu chuyển giao qua kênh liên lạc theo quy định của Hiệp định
8 Cộng hòa Cu-ba 8.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, lao động Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 13 HĐTTTP năm 1988 Được miễn HPH/CNLS
8.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 12 HĐLS năm 1981 Được miễn HPH/CNLS
9 Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Giấy tờ dùng cho mục đích TTTP dân sự và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai bên Điều 7 HĐTTTP và pháp lý trong các vấn đề dân sự và hình sự năm 2002; Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Hiệp định
10 Trung Quốc (Đài Loan) Các loại giấy tờ dân sự, thương mại, hôn nhân, gia đình và lao động (Điều 1.2) có chữ ký và con dấu chính thức của CQ có thẩm quyền cấp Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 15 Thỏa thuận giữa hai VPKTVH về TTTP trong lĩnh vực dân sự Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Thỏa thuận
11 Vương quốc Đan Mạch Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 4 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi năm 2003 Được miễn HPH
12 Vương quốc Hà Lan Giấy tờ, tài liệu của Việt Nam đã được chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam CH số HANOI/2015-236 ngày 10/12/2015 (ĐSQ Hà Lan tại Hà Nội) Được miễn HPH (áp dụng đối với giấy tờ của Việt Nam)
13 Cộng hòa Hung-ga-ri 13.1. Các giấy tờ công do cơ quan của một Bên ký kết ban hành hoặc giấy tờ tư có công chứng/chứng thực như chứng nhận đăng ký, chữ ký hoặc nhận dạng Các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên Điều 6 HĐTTTP về dân sự năm 2018 Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ được chuyển giao qua các kênh liên lạc theo theo quy định của Hiệp định
13.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 33 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
14 Cộng hòa I-rắc Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 40 HĐLS năm 1990 Được miễn HPH/CNLS
15 Cộng hòa I-ta-li-a Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền của hai nước Điều 4 HĐ hợp tác về nuôi con nuôi năm 2003 Được miễn HPH/CNLS
16 CHDCND Lào 16.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 12 HĐTTTP năm 1988 Được miễn HPH/CNLS
16.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 36 HĐLS năm 1985 Được miễn HPH/CNLS
15.3. Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn,  nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Lào tại khu vực biên giới Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 Được miễn HPH
17 Mông Cổ 17.1. Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 8 HĐTTTP năm 2000 Được miễn HPH/CNLS
17.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 31 HĐLS năm 1979 Được miễn HPH/CNLS
18 Liên bang Nga 18.1. Các loại giấy tờ do cơ quan tư pháp lập hoặc chứng thực (gồm cả bản dịch, trích lục đã được chứng thực) Cơ quan Tư pháp của hai Bên (**) Điều 15 HĐTTTP và PL về các vấn đề dân sự và hình sự năm 1998 Được miễn HPH/CNLS
18.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 29 HĐLS năm 1978 (ký với Liên Xô) Được miễn HPH/CNLS
19 Nhật Bản Các loại giấy tờ hộ tịch Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Áp dụng nguyên tắc có đi có lại Được miễn HPH/CNLS
20 Ni-ca-ra-goa Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 34 Hiệp định lãnh sự với Ni-ca-ra-goa năm 1983 Được miễn HPH/CNLS
21 Ô-xtơ-rây-li-a Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 8 Hiệp định lãnh sự với Ô-xtơ-rây-li-a năm 2003 Được miễn HPH/CNLS
22 Cộng hòa Pháp 22.1. Bản án, quyết định công nhận/thi hành án dân sự, các giấy tờ hộ tịch, giấy tờ dân sự dùng cho việc kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên – Điều 26 HĐTTTP về các vấn đề dân sự năm 1999 Được miễn HPH/CNLS
– Công hàm trao đổi giữa CLS và ĐSQ Pháp tại HN năm 2011
22.2. Giấy tờ dùng cho việc nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền lập và chuyển qua các CQTƯ Điều 17 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Được miễn HPH/CNLS
22.3. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 35.3 HĐLS ngày 21/12/1981 Được miễn HPH (phải được CNLS nếu phía Bên kia yêu cầu)
23 Ru-ma-ni Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 22 HĐLS năm 1995 Được miễn HPH/CNLS
24 Cộng hòa Séc 24.1. Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 13 HĐTTTP năm 1982 (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
24.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 40 HĐLS năm 1980  (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
25 Vương quốc Tây Ban Nha Các giấy tờ, tài liệu về hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 21 HĐ TTTP về hình sự năm 2015 Được miễn HPH/CNLS khi chuyển giao thông qua các Cơ quan trung ương
26 Liên bang Thụy Sỹ Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi Cơ quan có thẩm quyền  của hai Bên Điều 4 HĐ hợp tác về nuôi con nuôi năm 2005 Được miễn HPH
27 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (**) 27.1. Các loại giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình và lao động) và hình sự Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên lập hoặc xác nhận, ký và đóng dấu chính thức Điều 29 HĐTTTP năm 1998 Miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo HĐTTTP năm 1998
27.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 45 HĐLS năm 1998 Được miễn HPH/CNLS
27.3. Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn,  nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Trung Quốc tại khu vực biên giới Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 Được miễn HPH
28 U-crai-na 28.1. Các giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình, lao động) và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 12 HĐTTTP năm 2000 Được miễn HPH/CNLS
28.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 42 HĐLS năm 1994 Được miễn HPH/CNLS
29 Cộng hòa Xlô-va-ki-a 29.1. Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 13 HĐTTTP năm 1982 (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
29.2. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự CQĐD của nước này tại nước kia Điều 40 HĐLS năm 1980  (ký với Tiệp Khắc) Được miễn HPH/CNLS
30 Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Các tài liệu, hồ sơ dùng trong mục đích TTTP về hình sự, trừ trường hợp đặc biệt khi Bên được yêu cầu đề nghị rằng các hồ sơ hoặc tài liệu phải được chứng thực Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên Điều 19 HĐTTTP về hình sự ký ngày 07/6/2013, có hiệu lực từ ngày 22/1/2016 Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, hồ sơ được chuyển giao theo Hiệp định

– Theo quy định tại Điều 9.4 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải HPH, CNLS phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài thì cũng được miễn HPH, CNLS.

– Việc thực hiện theo các Hiệp định nêu trên không ảnh hướng đến việc HPH, CNLS giấy tờ theo yêu cầu của công dân tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho công dân theo quy định tại Điều 10.2 Thông tư 01/2012/TT-BNG ngày 20/3/2012 của Bộ Ngoại giao Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Nguồn: https://lanhsuvietnam.gov.vn/

Trên đây là danh sách các nước và các loại giấy tờ được nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp Quý khách hàng đang có nhu cầu cần HPH/CNLS. Vui lòng liên hệ với Nhị Gia qua hotline 1900 6654 – 0906 736 788 hoặc liên hệ trực tiếp tại đây. Đội ngũ chuyên viên sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhận báo giá dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự.