11 Nov

HOT: Chuyên gia khuyến nghị giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Chuyên gia khuyến khách giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Việt Nam đã công nhận hộ chiếu vaccine 72 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đồng thời, Chính phủ chính thức phê duyệt lộ trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam theo 3 giai đoạn. Tuy nhiên, về vấn đề thực hiện cách ly 7 ngày đối với khách du lịch đã gây ra nhiều tranh cãi. 

Do đó, chuyên gia khuyến nghị và đề xuất giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế. Chi tiết được Nhị Gia tổng hợp và cập nhật dưới đây:

Tranh cãi về quy định thực hiện cách ly 7 ngày trong thời kỳ bình thường mới

Theo đó, mới đây các chuyên gia hàng không và y tế cho rằng thời gian cách ly 7 ngày đối với hành khách nước ngoài vào Việt Nam trên các chuyến bay thương mại là quá dài. Và việc thận trọng quá mức này sẽ cản trở sự hồi sinh của ngành du lịch Việt.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đang trong thời gian chờ Chính phủ phê duyệt để nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế theo 4 giai đoạn. Theo kế hoạch của hãng, du khách của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao. Và đã được tiêm phòng đầy đủ sẽ phải trải qua thời gian cách ly 7 ngày tại các cơ sở trả phí khi đến nơi.

Tranh cãi quy định cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh

Tranh cãi quy định cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh

Tranh cãi lớn của người Việt đang định cư tại nước ngoài. Và người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam trong thời kỳ bình thường mới như sau:

  • Sẽ không ai thích/chấp nhận ở 1 tuần trong phòng khách sạn khi họ đi du lịch;
  • Tiêm chủng + Du lịch trọn gói + Kiểm dịch nhưng vẫn phải cách ly 7 ngày?
  • Mối quan tâm lớn nhất phần lớn Việt Kiều là thời gian cách ly bảy ngày. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ bị giảm mất 1 tuần trong kế hoạch về nước.

Vấn đề lớn nhất của du lịch Việt Nam chính là thời gian cách ly. Đây được xem là tranh cãi lớn nhất từ người nước ngoài trong thời gian qua.

Chuyên gia khuyến nghị giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Phát biểu và đề xuất về rút ngắn thời gian cách ly của chuyên gia

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

Tại hội thảo về nối lại các chuyến bay quốc tế 10/11, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đề xuất:

  • Rút ngắn thời gian cách ly xuống còn ba ngày;
  • Hoặc du khách lưu trú tại các khách sạn được chỉ định chỉ 1 ngày. Và cho phép họ đi lại tự do nếu xét nghiệm âm tính với SARV-COV-2.

Phát biểu của Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam: “Chúng ta cần nghiên cứu việc rút ngắn thời gian cách ly đối với hành khách nước ngoài để Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội trong cuộc đua mở cửa trở lại du lịch quốc tế và trở thành điểm đến hấp dẫn”.

Chuyên gia khuyến khách giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Chuyên gia khuyến khách giảm thời gian cách ly đối với du khách quốc tế

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế dự phòng

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế dự phòng cũng cho hay, thời thời hạn cách ly 7 ngày. Đối với du khách nước ngoài nhập cảnh đã được tiêm phòng đầy đủ. Điều này được xem là “quá thận trọng” so với các nước trong khu vực. Và quy định này sẽ phần nào cản trở sự hồi sinh của du lịch trong nước.

Đồng thời đề xuất rằng quy tắc cách ly tập trung 7 ngày được rút ngắn vì các quốc gia láng giềng đã mở cửa trở lại với khách du lịch nước ngoài. Và nên có các quy định về kiểm dịch/y tế được nới lỏng hơn.

Đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines

Thêm đó, đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, cũng đề xuất:

  • Miễn kiểm dịch đối với du khách đã được tiêm phòng đầy đủ đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ kiểm soát tốt dịch bệnh và có tỷ lệ tiêm phòng cao;
  • Hoặc rút ngắn thời gian cách ly xuống 1 ngày.

Chính sách mở cửa để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì quy định hiện hành nên được thay đổi. Việc mở lại các chuyến bay quốc tế, điều chỉnh thời gian cách ly là cần thiết để phục hồi du lịch, đầu tư và thương mại.

“Với tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng và khả năng xét nghiệm cao. Không phải lo lắng về quá tải hệ thống y tế địa phương khi đón khách nước ngoài trở lại” nguyên phát biểu.

Góc nhìn chung từ chuyên gia về vấn đề trên

Hiện nay, các tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh. Điểm đến có nhiều điểm nóng du lịch, đã được bật đèn xanh để chào đón du khách nước ngoài. Đây cũng như một phần trong lộ trình từng bước nối lại du lịch quốc tế.

Vấn đề chung về thời gian cách ly đối với người nhập cảnh

Vấn đề chung về thời gian cách ly đối với người nhập cảnh

Việt Nam tạm thời công nhận nhận hộ chiếu vaccine Covid-19 cho 72 quốc gia/vùng lãnh thổ. Đồng thời, triển khai và xúc tiến công nhận đối với 80 quốc gia khác. Mỹ, Anh, Nhật Bản và Belarus công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam.

Xem ngay:

Như vậy, các khuyến nghị về giảm thời gian cách ly đối với người nhập cảnh là đề xuất đang cân nhắc và phù hợp. Trên đây là thông tin được tổng hợp và cập nhật bởi Nhị Gia. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp. Hoặc có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam vui lòng liên hệ: 1900 6654 – 0906 736 788 hoặc tư vấn trực tiếp tại đây!

Nguồn: Vnexpress

22 Oct

Cập nhật: Việt Nam tạm thời công nhận “hộ chiếu vaccine” của 72 quốc gia, lãnh thổ

Danh sách 72 quốc gia được Việt Nam tạm thời công nhận Hộ chiếu vaccine
Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia/vùng lãnh thổ. Theo đó, Nhị Gia cập nhật danh sách giấy chứng nhận tiêm chủng đã giới thiệu chính thức tới Bộ Ngoại giao. Cùng theo dõi:

Danh sách 72 quốc gia, lãnh thổ tạm thời được công nhận công nhận “hộ chiếu vaccine” tại Việt Nam

STT Tên nước/vùng lãnh thổ Tên/Loại giấy tờ
1 Cộng hòa Ba Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
2 Các tiểu vương quốc Arab thống nhất Thẻ chứng nhận tiêm chủng
3 Hàn Quốc Giấy chứng nhận tiêm chủng
Chứng nhận tiêm chủng điện tử (qua ứng dụng COOV)
4 Cộng hòa Kazakhstan Giấy chứng nhận tiêm chủng
Hộ chiếu tiêm chủng điện tử
5 Mông Cổ Chứng chỉ du lịch quốc tế
6 Vương quốc Oman Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng
7 Vương quốc Thái Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng
8 Romania Chứng nhận tiêm chủng quốc gia
Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 (EU)
9 Nhật Bản Giấy chứng nhận tiêm chủng
10 New Zealand Giấy chứng nhận tiêm chủng (xác nhận qua thư điện tử)
11 CHLB Brazil Giấy chứng nhận quốc gia tiêm chủng vaccine COVID-19
12 Sri Lanka Giấy chứng nhận tiêm chủng
13 Cộng hòa Czech Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc gia
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
14 Vương quốc Morocco Giấy chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số
15 Vương quốc Saudi Arabia Hồ sơ y tế tiêm chủng COVID-19
16 Cộng hòa Armenia Giấy chứng nhận tiêm chủng
17 CHLB Đức Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Sổ tiêm chủng quốc tế
18 CHLB Nga Giấy chứng nhận tiêm chủng
19 Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Giấy xác nhận tiêm chủng của các vùng (Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland)
20 Cộng hòa Áo Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
21 Cộng hòa San Marino Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc gia
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
22 CHDCND Lào Giấy chứng nhận tiêm chủng
23 Cộng hòa Singapore Giấy chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số
24 Vương quốc Bỉ Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
25 Vương quốc Tây Ban Nha Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
26 Vương quốc Đan Mạch Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
27 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Thẻ chứng nhận tiêm chủng
28 Italy Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
29 Cộng hòa Bulgaria Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
30 Cộng hòa Slovakia Giấy chứng nhận tiêm chủng (quốc gia)
Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
31 Na Uy Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
32 Thụy Điển Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
33 Israel Giấy chứng nhận tiêm chủng
34 Pháp Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
35 Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19
Định danh tiêm chủng điện tử
Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
36 Cộng hòa Azerbaijan Thẻ chứng nhận tiêm chủng
Chứng nhận khỏi bệnh COVID-19
37 Cộng hòa Ấn Độ Giấy chứng nhận tiêm chủng
38 Liên bang Thụy Sĩ Chứng nhận COVID-19 (chứng nhận tiêm chủng, chứng nhận đã khỏi bệnh)
39 CHND Trung Hoa Giấy chứng nhận tiêm chủng
40 Cộng hòa Hồi giáo Pakistan Giấy chứng nhận tiêm chủng
41 Ireland Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19
Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
42 Cộng hòa Hy Lạp Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
43 Nhà nước Kuwait Giấy chứng nhận tiêm chủng SARS-CoV-2
44 Cộng hòa Colombia Giấy chứng nhận tiêm chủng
45 Vương quốc Hà Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
46 Australia Giấy chứng nhận miễn dịch
Chứng nhận tiêm chủng quốc gia
47 Cộng hoà Phần Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
48 Đài Loan (Trung Quốc) Thẻ ghi nhớ tiêm chủng vaccine COVID-19
Giấy chẩn đoán
Sổ tiêm chủng quốc tế (Sách vàng)
49 Hungary Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 (EU)
50 Cộng hoà Belarus Giấy chứng nhận tiêm chủng
51 Vương quốc Campuchia Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19 (Bộ Y tế ban hành)
Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19 (Bộ Quốc phòng ban hành)
52 CHDCND Algeria Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19
53 Canada (đề nghị rút khỏi danh sách) Giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19
53 Cộng hoà Indonesia Chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19
54 CHDC Liên bang Nepal Chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19
55 Liên bang Mexico Giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19
56 Bolivia Giấy chứng nhận tiêm chủng
57 Cộng hoà Croatia Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
58 Cộng hoà Ireland Giấy chứng nhận tiêm chủng
59 Cộng hoà Bồ Đào Nha Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
60 Turkmenistan Chứng nhận tiêm chủng
61 Nhà nước Palestine Giấy chứng nhận tiêm chủng
62 Nhà nước Qatar Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
63 Nhà nước Libya Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
64 Cộng hòa Arab Ai Cập Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
65 Cộng hòa Dân chủ Timor Leste Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
66 Ukraine Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
Chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)
67 Cộng hòa Philippines Giấy chứng nhận tiêm chủng
68 Malaysia Chứng chỉ tiêm chủng điện tử
69 Công quốc Luxembourg Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
70 Cộng hoà Argentina Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số
71 Vương quốc Hashemite Jordani Chứng nhận tiêm chủng
72 Brunei Darussalam Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số
Giấy chứng nhận tiêm chủng

Nguồn: Lanhsuvietnam.gov.vn

Thông tin liên quan về hộ chiếu vaccine

  1. Hộ chiếu vaccine là gì và những điều cần biết. Link thông tin chi tiết: https://bit.ly/2Zfm6qo
  2. Hộ chiếu vắc xin (vaccine) – Cơ hội hay thách thức? Link thông tin chi tiết: https://bit.ly/3B7zrhX
  3. Quy định về Giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 đủ điều kiện cách ly tập trung 7 ngày đối với người nhập cảnh. Link thông tin chi tiết: https://bit.ly/3b2WQXo
  4. Cập nhật: Rút ngắn thời gian cách ly tập trung 7 ngày với người nhập cảnh tiêm đủ liều vaccine COVID-19. Link thông tin chi tiết: https://bit.ly/3m2zzeb

Liên hệ 1900 6654 – 0906 736 788 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc. Hoặc tư vấn trực tuyến tại đây!

19 Oct

Nới lỏng quy định nhập cảnh: An tâm sống chung an toàn với đại dịch

Mỹ nới lỏng quy định nhập cảnh, cách ly

Việc sửa đổi và áp dụng nới lỏng quy định nhập cảnh đối với công dân quốc tế đã tiêm đủ vaccine ngừa COVID-19. Điều này giúp nhiều quốc gia tiến sát đến mục tiêu khôi phục nền kinh tế và trở về trạng thái “bình thường mới”. An tâm sống chung an toàn với đại dịch Covid-19.

Các quốc gia cho phép nhập cảnh sau tiêm đủ 2 liều vaccine

Hầu hết, các quốc gia đã áp dụng và triển khai mạnh mẽ chính sách “Hộ chiếu vaccine”. Đối tượng tiêm đủ vaccine hoặc có xét nghiệm âm tính Covid-19, nhằm phục hồi các hoạt động du lịch và giao thương quốc tế.

Mỹ

Theo thông tin từ Nhà Trắng, từ ngày 08/11, Mỹ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại. Công dân nước ngoài đã tiêm đủ hai vaccine chính thức được du lịch, ra vào nước Mỹ.

Mỹ nới lỏng quy định nhập cảnh, cách ly

Mỹ nới lỏng quy định nhập cảnh, cách ly

Du khách phải cung cấp các giấy tờ chứng minh:

  • Đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 theo quy định chính phủ Hoa Kỳ
  • Xác nhận xét nghiệm âm tính ít nhất ba ngày.

Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng cam kết sẽ có những thông báo chi tiết – nhanh chóng. Để đảm bảo sự thuận lợi cho các gia đình, người thân, người du lịch,…

Singapore

Ngày 7-10, Singapore cho biết đang “kết nối lại” đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ vắc-xin. Việc mở cửa biên giới bắt đầu trước ở châu Âu và sau đó mở rộng sang Bắc Mỹ.

Singapore áp dụng chương trình “Hành lang đi lại cho người tiêm chủng” từ ngày 19/10. Áp dụng mở cửa biên giới và không cách ly đối với công dân tiêm đủ vaccine của 8 quốc gia: Đan Mạch, Pháp, Canada, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ.

Canada

Đối với Canada, cũng thực hiện các chính sách cho người nhập cảnh. Cụ thể:

  • Ngày 07/09: Canada mở cửa biên giới người nhập cảnh đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đầy đủ và không phải cách ly 14 ngày.
  • Ngày 30-10: Công dân quốc tế cỏ chứng nhận tiêm đủ vắc xin được nhập cảnh, lên các chuyến bay, xe lửa và tàu thủy nội địa Canada.

Anh

Chính phủ Anh có quy định cách ly 10 ngày tại các khách sạn được chính quyền Anh công nhận đối với 7 nước: Panama, Colombia, Venezuela, Peru, Ecuador, Haiti và Dominican.

Chính phủ Anh áp dụng nới lỏng quy định nhập cảnh

Chính phủ Anh áp dụng nới lỏng quy định nhập cảnh

Anh cũng nới lỏng các quy định đối với các quốc gia: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ghana. Đối tượng đã tiêm đủ vaccine của các nước này chỉ cần thực hiện xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ 2 sau khi đến Anh. Trường hợp ai chưa tiêm vắc-xin đầy đủ phải làm thêm xét nghiệm PCR vào ngày thứ 8.

Đây chính là động thái mới nhất của chính phủ Anh trong việc tiếp tục nới lỏng các quy định nhập cảnh và cách ly đối vơi đại dịch.

Indonesia

Bali – thiên đường du lịch của Indonesia cũng sẽ thực hiện mở cửa đón khách từ một số quốc gia. Theo đó, người nhập cảnh phải có bằng chứng đã đặt phòng khách sạn thực hiện cách ly trong 8 ngày và tự trả chi phí.

Bên cạnh đó, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á khác cũng đang nhanh chóng áp dụng “cơ chế nới lỏng nhập cảnh và cách ly”:

Campuchia

Ngày 16/10, báo Khmer Times đưa tin Campuchia sửa đổi và áp dụng các điều kiện đi lại, cách ly đối với người xuất nhập cảnh. Cụ thể:

  • Cách ly tập trung 3 ngày: Các quan chức kết thúc chuyến công tác nước ngoài, nhà ngoại giao, người nước ngoài là nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia có giấy bảo lãnh hoặc thư mời
  • Cách ly tập trung 7 ngày: Đối với người dân thông thường, công dân Campuchia và người nước ngoài.
  • Cách ly 14 ngày: Đối tượng chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều.

Thái Lan

Từ ngày 1/11, Thái Lan sẽ mở cửa trở lại cửa khẩu hàng đối với du khách 10 quốc gia được đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thấp mà không phải cách ly.

Thực hiện miễn quy định cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã tiêm 2 liều vaccine COVID-19 từ 5 quốc gia: Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc.

Người nhập cảnh sẽ xuất trình xét nghiệm âm tính Covid trước và thực hiện xét nghiệm lại khi đặt chân vào Thái. Nếu lần xét nghiệm thứ hai cũng là âm tính, công dân các nước bất kỳ đều có thể tự do đi lại như người Thái.

Trung Quốc

Quốc gia đã cấp và chấp nhận xác nhận y tế được xem như là điều kiện cho các hoạt tự do trong nước và giao thương quốc tế. Nhằm mục đích hồi sinh ngành hàng không và du lịch vì đang điêu đứng bởi ảnh hưởng của đại dịch.

Hàn Quốc

Cũng như các quốc gia trên, Hàn đã thúc đẩy thực hiện bong bóng du lịch tại nhiều điểm đến. Áp dụng chiến lược “sống chung với COVID-19”, các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng để chuẩn bị cho một “cuộc sống bình thường mới”.

Việt Nam xúc tiến và sớm triển khai “Hộ chiếu vaccine”

Việt Nam đang và đã dần thông qua việc cho phép sử dụng “Hộ chiếu vaccine” ở nhiều thí điểm cho người nhập cảnh. Điển hình như, sân bay Vân Đồn tại Quảng Ninh. Việc triển khai “hộ chiếu vaccine” ở các thí điểm vẫn đảm bảo các tiêu chí:

  • Thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế
  • Điều chỉnh các quy định về xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi hơn nữa cho các chuyên gia, lao động, và nhà đầu tư người nước ngoài tại Việt Nam.

Thêm đó, theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được tổ chức vào ngày 20/11 áp dụng cho khách du lịch. Đối tượng du khách mà Phú Quốc hướng đến là 19 quốc gia và vùng lãnh thổ có độ an toàn cao về phòng, chống dịch. Cụ thể: Châu Âu, Trung Đông, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nga, Italia và Úc,…

Yêu cầu đối với người nhập cảnh tại thí điểm “Hộ chiếu vaccine” của Việt Nam

Việt Nam triển khai hộ chiếu vaccine đối với người nhập cảnh

Việt Nam triển khai hộ chiếu vaccine đối với người nhập cảnh

Người nhập cảnh Việt Nam theo các chuyến bay áp dụng thí điểm “Hộ chiếu vaccine” đảm bảo thực hiện cách ly y tế 7 ngày của Bộ Y tế Việt Nam. Cụ thể, hình thức triển khai:

  • Toàn bộ hành khách trên chuyến bay cần đáp ứng đủ hai điều kiện là vừa phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19. Liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh.
  • Đồng thời phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP). Kết quả xét nghiệm trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.

Dù mỗi nước có chính sách riêng nhưng nhìn chung đều áp dụng triệt để các chính sách phòng, chống dịch Covid-19 từ WHO. Như vậy, nới lỏng nhập cảnh và cách ly chính là hướng đi chung và cần thiết để khôi phục nền kinh tế toàn cầu.

Trên đây là tổng hợp thông tin về các quốc gia nới lỏng nhập cảnh cho người đã tiêm đủ vaccine. Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ 1900 6654 hoặc 0906 736 788 để được hỗ trợ!

Nguồn thông tin: Tổng hợp

Tìm hiểu thêm thông tin liên quan:

02 Oct

Hộ chiếu Vaccine hoạt động như thế nào tại Việt Nam?

Việt Nam triển khai hộ chiếu vaccine đối với người nhập cảnh

Hộ chiếu vaccine” (hộ chiếu vắc xin COVID-19) – từ khóa và vấn đề đang được quan tâm tìm kiếm nhiều nhất hiện nay.  Nó như tấm thẻ quyền lực cho bất cứ ai có nhu cầu xuất nhập cảnh với bất kỳ mục đích (công tác, du lịch, thăm thân). Vậy, Hộ chiếu Vaccine hoạt động như thế nào tại Việt Nam?  Cùng theo dõi!

Hộ chiếu Vắc xin hoạt động như thế nào tại Việt Nam?

Hình thức hoạt động của Hộ chiếu Vắc xin tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang và đã dần thông qua việc cho phép sử dụng Hộ chiếu vaccine ở nhiều thí điểm. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có khi chấp nhận sử dụng Hộ chiếu vaccine trong cuộc sống “bình thường mới”. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế đưa ra 3 phương án thực hiện.

Cụ thể:

  1. Dùng cho nhóm đối tượng là người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài.
  2. Cho phép những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam diện chuyên gia/đầu tư.
  3. Sử dụng cho khách du lịch quốc tế nhập cảnh vào các thí điểm cho phép tại Việt Nam.

Triển khai sử dụng mã QR code cho người Việt

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến việc sử dụng mã QR code cho người Việt. Được xem như một chiếc hộ chiếu vaccine cho người nhập cảnh.

  • Cách thức hoạt động dựa trên dữ liệu cơ bản là mã số: Thẻ bảo hiểm y tế/Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
  • Người dân Việt Nam phải cung cấp thông tin cá nhân để được kiểm tra trên hệ thống là đã tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine. Đồng thời sẽ được kiểm tra đã hay chưa được cập nhật thông tin trên mã QR code.
  • Sau đó, trong quá trình di chuyển người dân chỉ cần cung cấp mã QR này để được cho phép đi lại.

Đối với người nước ngoài, người nước ngoài khi nhập cảnh vào TP Hồ Chí Minh phải khai báo y tế tại cửa khẩu và sử dụng mã QR. Đây là một trong những kế hoạch từng bước nới lỏng từ 1-10 của thành phố này.

Xem thêm: Kế hoạch của TP Hồ Chí Minh dự kiến ‘mở cửa’ từ ngày 01/10

Lợi ích khi dùng hộ chiếu vaccine

Như vậy, ngoài việc hỗ trợ chúng ta hòa nhập trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội. Hộ chiếu vaccine Covid-19 còn giúp dõi tình trạng sức khỏe. Và kiểm tra lịch trình đi lại của bản thân trong mùa dịch thuận lợi hơn.

Thêm đó, khi sở hữu hộ chiếu vaccine là bạn có thể dễ dàng hơn khi xuất cảnh mà không cần kiểm tra hay cách ly tại điểm đến đối với một số quốc gia. Đây cũng được coi là giải pháp hồi phục nền kinh tế, đặc biệt là khối ngành du lịch.

Làm thế nào để sở hữu hộ chiếu vaccine?

Hộ chiếu Vắc xin – cách thức giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường mới. Nếu bạn có đủ các điều kiện sau sẽ được hỗ trợ xin cấp:

  • Tiêm chủng đủ 2 liều vaccine Covid-19: Vaccine Moderna, AstraZeneca, Pfizer hoặc Sinopharm,… (hoặc vaccine được cho phép theo quy định).
  • Khả năng miễn dịch tự nhiên trong vòng 180 ngày sau khi khỏi bệnh do có kết quả xét nghiệm PCR dương tính với COVID-19. Đồng thời đảm bảo đã hoàn thành giai đoạn tự cách ly tại nhà.

Điểm lưu ý, hộ chiếu vaccine Covid-19 tùy thuộc vào điều kiện quy định của mỗi quốc gia và nước sở tại. Ví dụ: Một số quốc gia chấp nhận vaccine Moderna hoặc Sinopharm thì hộ chiếu của bạn sẽ không có hiệu lực.

Nếu bạn đang có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến Hộ chiếu vắc xin cần được giải đáp. Hoặc cần tìm hiểu về các nước nào đang cho phép dùng Hộ chiếu vaccine xuất nhập cảnh. Hãy liên hệ ngay với Nhị Gia: 1900 6654 – 0906 736 788 để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên quan:

27 Sep

Công nhận “Hộ chiếu vaccine” giữa Việt Nam với các quốc gia

Công nhận "Hộ chiếu vaccine" giữa Việt Nam và các quốc gia

Hộ chiếu vaccine – chứng chỉ kỹ thuật số hoặc giấy chứng nhận để xác nhận người dân tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sẽ công nhận “Hộ chiếu vaccine” giữa Việt Nam với các quốc gia là điều cấp thiết.

Công nhận “Hộ chiếu vaccine” giữa Việt Nam với các quốc gia

Ngày 25/09 Văn phòng Chính phủ có văn bản 6891/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận “Hộ chiếu vaccine (Hộ chiếu vắc xin)”.

Công nhận "Hộ chiếu vaccine" giữa Việt Nam và các quốc gia

Công nhận “Hộ chiếu vaccine” giữa Việt Nam và các quốc gia

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng “Hộ chiếu vaccine” để mở cửa nền kinh tế. Nhằm đưa hoạt động kinh tế trở lại trạng thái “bình thường mới”. Theo ý kiến của Chính phủ, việc công nhận “Hộ chiếu vaccine” lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia là điều đặc biệt cần thiết và quan trọng trong bối cảnh này.

Cụ thể, Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan chức năng của các quốc gia để công nhận lẫn nhau về “Hộ chiếu vaccine”. Bao gồm các nước: ASEAN, EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác.

Thông tin về triển khai “Hộ chiếu vaccine” cho người nhập cảnh

Thông tin cụ thể về thời điểm triển khai “Hộ chiếu vaccine COVID-19” tại Việt Nam. Cụ thể, Bộ Y Tế cũng ban hành hướng dẫn về cách ly y tế đối với người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm 2 liều vaccine COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

Việc triển khai “hộ chiếu vaccine” ở nhiều thí điểm vẫn đảm bảo các tiêu chí:

  • Thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
  • Điều chỉnh, thực hiện nghiêm các quy định về xuất nhập cảnh. Nhằm tạo thuận lợi cho các chuyên gia, lao động và nhà đầu tư người nước ngoài vào Việt Nam.

Thông tin chính thức: Đối với người nhập cảnh Việt Nam theo hình thức áp dụng hộ chiếu vaccine. Chuyên gia nước ngoài và người Việt hồi hương sẽ được giảm thời gian cách ly tập trung. Về thời gian cách ly, sẽ thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày và theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

Cụ thể về thời gian cách ly chi tiết:

Việt Nam sẽ triển khai hộ chiếu vaccine

Việt Nam sẽ triển khai hộ chiếu vaccine

Hiện nay, có hơn 56 quốc gia và vùng lãnh thổ đã gửi mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng và giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 cho Việt Nam.

>> Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ được cập nhật tại cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại Giao:  https://lanhsuvietnam.gov.vn.

Lưu ý: Đối với người nhập cảnh đến từ quốc gia/vùng lãnh thổ chưa giới thiệu giấy tiêm chủng/xác nhận khỏi Covid-19 cho Việt Nam. Vui lòng liên hệ cơ quan đại diện tại Việt Nam để hợp pháp hóa hoặc xác nhận thông tin.

Đối tượng được cấp hộ chiếu vắc xin hiện nay

Đối tượng được xem xét cấp “Hộ chiếu vaccine”

Các trường hợp đang được xem xét ưu tiên cấp “hộ chiếu vaccine”. Và cho phép nhập cảnh Việt Nam trong mùa dịch. Bao gồm:

  1. Công dân Việt Nam có nguyện vọng ra nước ngoài với mục đích giao thương.
  2. Thương nhân, thương gia và những công dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài mong muốn được trở về nước.
  3. Chuyên gia nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
  4. Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện du lịch tại một số thí điểm cho phép: Bến Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc,…
Đối tượng được cấp hộ chiếu vaccine

Đối tượng được cấp hộ chiếu vaccine

Điều kiện được cấp Hộ chiếu vaccine

Cá nhân thuộc nhóm đối tượng được xem xét cấp “Hộ chiếu vaccine” cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Đã hoàn thành 2 mũi tiêm vaccine COVID-19 (loại vaccine đạt đủ chứng nhận theo quy định).
  2. Di chuyển ra nước ngoài với mục đích giao thương. Người có quốc tịch nước ngoài mong muốn trở về nước. Hoặc người nước ngoài nhập cảnh diện chuyên gia, du lịch theo đúng quy định.

Dịch vụ hỗ trợ nhập cảnh Việt Nam trong mùa dịch

Mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, tuy nhiên nhu cầu nhập cảnh Việt Nam vẫn tăng cao. Đặc biệt là công dân Việt Nam có nhu cầu hồi hương, chuyên gia nước ngoài nhập cảnh làm việc.

Theo đó, Nhị Gia hỗ trợ dịch vụ nhập cảnh Việt Nam trọn gói theo yêu cầu. Sử dụng dịch vụ nhập cảnh tại Nhị Gia, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ trọn gói – an toàn và tiết kiệm.

nc

Không chỉ hỗ trợ thủ tục nhập cảnh Việt Nam, Nhị Gia còn hỗ trợ khách hàng đăng ký khách sạn cách ly, xe y tê đưa rước. Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch của Bộ Y Tế.

Quý khách hàng đang có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam. Vui lòng liên hệ ngay 1900 6654/0906 736 788 để được hỗ trợ kịp thời.
Tìm hiểu thông tin dịch vụ: